Tiêu chuẩn thiết kế bồn chứa hóa chất

Bài viết chia sẻ đến bạn tiêu chuẩn thiết kế bồn chứa hóa chất cần phải áp dụng để đảm bảo được công năng cũng như tính an toàn khi sử dụng bồn chứa trong lĩnh vực công nghiệp.

Bồn chứa hóa chất là loại bồn được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất, dầu khí, dược phẩm, mỹ phẩm và một số ngành công nghiệp khác. Có thể nói, bồn chứa đóng vai trò quan trọng đối với những ngành công nghiệp này, bởi vì chúng vừa có nhiệm vụ bảo quản, lưu trữ, lại có thể dùng để sản xuất, chế biến. Do đó, các bồn chứa điều phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khi thiết kế, các chỉ số được phân tích phải đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn được quy định, kể cả những phụ kiện đi kèm hỗ trợ.

Tiêu chuẩn bồn chứa hóa chất theo TCVN

TCVN được xây dựng dựa trên cơ sở của tiêu chuẩn Australia AS 1692 – 2006 Steel tanks for flammable and combustible liquids. TCVN Bồn chứa hóa chất để có thể đưa vào sử dụng trong công nghiệp thì phải đảm bảo được các quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN.

Tiêu chuẩn thiết kế bồn chứa hóa chất TCVN10262:2014

Theo TCVN 10262:2014 có quy định rõ tiêu chuẩn thiết kế bồn inox chứa hóa chất, đặc biệt là những loại hóa chất dễ cháy.

– Nếu bồn chứa hóa chất có áp suất tác động lên thì áp suất tác động đó phải ở mức tương đối nhỏ.

– Độ ăn mòn của hóa chất trong bồn chứa phải phù hợp với tiêu chuẩn.

– 1000 kg/m3 là khối lượng riêng tối đa của chất lỏng, hóa chất được chứa trong bồn.

– 35 kPa là áp suất tối đa dành cho khoảng không gian bay hơi (không gian trống) của bồn chứa.

– Độ bền của bồn chứa phải đáp ứng được các yêu cầu về xếp dỡ, vận chuyển bồn, phải đảm bảo được an toàn và không gặp khó khăn.

– Mức độ chịu ăn mòn của bồn chứa phải được chế tạo có lượng dư.

– Đảm bảo mức đầy của bồn luôn luôn lớn hơn mức chất lỏng được nạp vào bồn chứa.

– Thân bồn không được phép gia cố để tăng thêm độ cứng.

– Vật liệu chế tạo là thép carbon thấp đạt tiêu chuẩn chất lượng thương mại.

– Các loại bồn chứa được sản xuất để sử dụng cho những mục đích khác nhau, cần phải đảm bảo bồn chứa phù hợp với nhu cầu sử dụng.

– Chất lỏng đựng bên trong bồn chứa phải có các thiết bị chuyển dụng có thể xác định mức chất lòng thực tế trong bồn chứa.

– Nếu bồn chứa có lỗ chui người, bồn chứa phải có nắp bịt kính hơi và chất lòng.

– Phía trên của chất lòng trong bồn chứa phải có 1 khoảng không gian bay hơi để có thể thông với khí quyển (được quy định sẵn).

Cần lưu ý: Nếu muốn dùng các chất liệu mỏng hơn quy định, đơn vị sản xuất, gia công có thể gia cố hoặc tăng cứng (rất phù hợp với thép không gỉ), hoặc tạo hình, uốn sóng. Tuy nhiên, các trường hợp này cần phải chứng minh rằng cơ tính của bồn chứa hóa chất phải tương đương với bồn chứa được thiết kế theo tiêu chuẩn có cùng kích thước.

Bạn đọc xem đầy đủ tiêu chuẩn thiết kế bồn chứa hóa chất TCVN 10262:2014 Bồn thép chứa chất lỏng cháy được và chất lỏng dễ cháy TẠI ĐÂY

Kiểm định bồn chứa hóa chất đạt tiêu chuẩn hay không

Kiểm định thực hiện với bồ chứa dung môi, hóa chất, xăng dầy theo tiêu chuẩn API 653, tiêu chuẩn kiểm định bồn chứa có tiêu chuẩn chế tạo tương đương.

Bước 1: Tiến hành kiểm tra nhật ký vận hành, các giầy tờ, hồ sơ liên quan đến thiết kế, lắp, đặt, sửa chữa bồn chứa. Điều này giúp người kiểm định đánh giá xem sản phẩm vó phù hợp với thực tế và đáp ứng được tiêu chuẩn kiểm tra hay không.

Bước 2: Xem xét bồn chứa toàn diện. Người kiểm tra xem bằng bắt lên ngoài bồn xem có chứa kim loại không, các đường hàn chu vi, hàn thân học, hàn đáy, nắp bồn chứa. Thao tác trên sàn, bệ đỡ, cầu tháng và xem xét hình dáng của bồn sau khi tác động. Ngoài ra, người kiểm tra cũng sẽ xem xét thêm các đoạn liên kết giữa mối nối với các thiết bị phụ, đường ống công nghệ.

Bước 3: Kiểm tra thử nghiệp bằng phương pháp kiểm tra không phá hủy, kiểm tra khuyến tật mối hàng cũng như độ ăn mòn kim loại cơ bản. Sử dụng thêm các phương pháp khác để kiểm tra như siêu ân, chụp phim, thẩm thấu, bộ từ. Kiểm tra chân không để xem xét khả năng rỏ rỉ ở đáy bồn và thử áp lực.

Bước 4: Kiểm tra toàn diện bồn chứa và khả năng chống gỉ sét. Người kiểm định thực hiện kiểm tra điện trở, điện trở nối đất của bồn chứa.

Bước 5: Kiểm tra vận hành. Trước đó cần phải kiểm tra an toàn hệ thống, đảm bảo lắp đặt các thiết bị đo lường, đầu nối bồn chứa v.v Sau đó lập kết quả kiểm định và báo cáo kết quả. Nếu không dạt yêu cầu kiểm định thì người kiểm định đưa ra kiến nghị, nếu đạt yêu cầu thì sẽ đươc lập và ban hành chứng cư kiểm định.

Lưu ý: Người thực hiện kiểm định phải được các cơ quan chức năng cấp phép. Tùy theo phạm vi kiểm tra mà chi phí kiểm định sẽ có thể thấp hoặc cao.

Kiểm định bồn chứa hóa chất đạt tiêu chuẩn hay không

Trên đây là tiêu chuẩn thiết kế bồn chứa hóa chất theo đúng quy định và chia sẻ quy trình kiểm tra bồn chứa có đạt tiêu chuẩn hay không, hi vọng thông tin sẽ hữu ích. Nếu cần mua bồn chứa hóa chất, gia công bồn công nghiệp, hãy liện hệ với Gia Công Thanh Phát qua hotline 0964.192.715 để được tư vấn, hỗ trợ. Chúng tôi cam kết sản phẩm chúng tôi cung cấp đạt tiêu chuẩn TCVN và các tiêu chuẩn sử dụng khác, đảm bảo chất lượng, giá rẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *