Nhiệt độ nóng chảy của inox là bao nhiêu? Yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ nóng chảy của inox là gì? Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thép, đồng, nhôm và các kim loại khác bao nhiêu? Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất, cao nhất? Cùng Gia Công Thanh Phát tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
Nhiệt độ nóng chảy của inox là gì?
Nhiệt độ nóng chảy của inox là nhiệt độ mà tại đó inox chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng, chúng còn được gọi là nhiệt độ hóa lỏng, hoặc điểm nóng chảy. Đây là một đặc tính quan trọng của inox, ảnh hưởng đến khả năng chịu nhiệt, khả năng gia công, và ứng dụng của nó trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ nóng chảy của inox
Nhiệt độ nóng chảy của inox phụ thuộc vào các yếu tố chính sau:
Thành phần hóa học
Hàm lượng Cr (Crom): Crom là nguyên tố chính tạo nên khả năng chống ăn mòn của inox. Hàm lượng Cr càng cao, nhiệt độ nóng chảy của inox càng cao. Ví dụ, inox 316 có hàm lượng Cr cao hơn inox 304, dẫn đến nhiệt độ nóng chảy cao hơn.
Hàm lượng Ni (Niken): Niken cũng góp phần làm tăng khả năng chống ăn mòn và độ dẻo dai của inox. Hàm lượng Ni càng cao, nhiệt độ nóng chảy của inox càng cao.
Hàm lượng Mo (Molybden): Molibden giúp cải thiện khả năng chống ăn mòn trong môi trường axit và chloride. Hàm lượng Mo càng cao, nhiệt độ nóng chảy của inox càng cao.
Hàm lượng C (Carbon): Carbon làm tăng độ cứng và độ bền của inox, nhưng cũng làm giảm khả năng chống ăn mòn và độ dẻo dai. Hàm lượng C càng cao, nhiệt độ nóng chảy của inox càng cao.
Cấu trúc vi mô
Cấu trúc vi mô của inox là cách sắp xếp các nguyên tử kim loại trong mạng tinh thể. Cấu trúc vi mô mịn thường có nhiệt độ nóng chảy cao hơn. Quá trình gia công như ủ, tôi, cán nguội có thể làm thay đổi cấu trúc vi mô của inox, dẫn đến biến đổi nhiệt độ nóng chảy.
Phương pháp gia công
Quá trình gia công inox có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ nóng chảy của nó. Ví dụ, inox nung nóng ở nhiệt độ cao có thể bị biến dạng, dẫn đến thay đổi cấu trúc vi mô và nhiệt độ nóng chảy.
Tạp chất
Tạp chất trong inox có thể làm giảm nhiệt độ nóng chảy của nó. Ví dụ, hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho cao có thể làm giảm khả năng chống ăn mòn và độ dẻo dai của inox, đồng thời làm giảm nhiệt độ nóng chảy.
Nhiệt độ nóng chảy của inox là bao nhiêu?
Nhiệt độ nóng chảy của inox dao động từ 1375 độ C đến 1510 độ C tùy theo loại inox và thành phần cấu tạo của chúng. Cụ thể:
- Inox 201 có nhiệt độ nóng chảy từ 1400 – 1450 độ C
- Inox 304 có nhiệt độ nóng chảy từ 1400 – 1450 độ C
- Inox 316 có nhiệt độ nóng chảy từ 1375 – 1400 độ C
- Inox 430 có nhiệt độ nóng chảy từ 1425 – 1510 độ C
- Inox 434 có nhiệt độ nóng chảy từ 1426 – 1510 độ C
- Inox 420 có nhiệt độ nóng chảy từ 1450 – 1510 độ C
- Inox 410 có nhiệt độ nóng chảy từ 1480 – 1530 độ C
Nhiệt độ nóng chảy ảnh hưởng gì đến inox
Nhiệt độ nóng chảy hoặc tiệm cận có thể làm thay đổi đặc tính của inox:
- Nhiệt độ cao khiến inox giãn nỡ và thay đổi độ bền.
- Nhiệt độ tăng làm giảm trọng lực chịu đựng của inox
- Nhiệt độ cao khiến inox bị bẻ cong, mất đi hình dạng ban đầu.
- Nhiệt độ cao có thể phá vỡ lớp oxit bảo vệ bên ngoài inox và thay đổi các tính chất hoá học.
Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thép, kim loại khác
Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thép và những kim loại phổ biến hiện nay được thể hiện chi tiết thông qua bảng dưới đây:
`Mangan
Kim loại | Nhiệt độ nóng chảy của kim loại | |
(°C) | (°F) | |
Thép không gỉ | 1510 | 2750 |
Thép carbon | 1425 – 1540 | 2600 – 2800 |
Sắt rèn | 1482 – 1593 | 2700 – 2900 |
Sắt dẻo | 1149 | 2100 |
Đồng | 1084 | 1983 |
Vàng tinh khiết 24K | 1063 | 1945 |
Kẽm | 419,5 | 787 |
Bạc tinh khiết | 961 | 1761 |
Chì | 327,5 | 621 |
Gang xám | 1127 – 1204 | 2060 – 2200 |
Nhôm | 660 | 1220 |
Hợp kim nhôm | 463 – 671 | 865 – 1240 |
Đồng nhôm | 1027 – 1038 | 1881 – 1900 |
Đồng Beryllium | 865 – 955 | 1587 – 1750 |
Đồng thau đỏ | 1000 | 1832 |
Đồng thau vàng | 930 | 1710 |
Đồng niken | 1170 – 1240 | 2140 – 2260 |
Đồng mangan | 865 – 890 | 1590 – 1630 |
Đồng bạc | 879 | 1615 |
Bạch kim | 1770 | 3220 |
Silicon | 1411 | 2572 |
Magiê | 650 | 1200 |
1244 | 2271 |
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất
Ở điều kiện bình thường thì chúng lại tồn tại ở dạng lỏng, nhiều người không am hiểu về kim loại sẽ nói rằng thủy ngân là một chất lỏng. Tuy nhiên thủy ngân chính xác là một loại kim loại, sở dĩ chúng ở dạng lỏng là do nhiệt độ nóng chảy của kim loại bày cực thấp, chỉ khoảng -38,86 °C, ở điều kiện bình thường chúng đã tan chảy và chuyển sang dạng lỏng.
Do tính chất này, thủy ngân được sử dụng để làm các thiết bị cân bằng, làm nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị phục vụ cho các ngành khoa học.
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất
Trái ngược với thủy ngân chính là Volfram, kim loại này có nhiệt độ nóng chảy lên đến 3400 °C, vượt xa nhiệt độ nóng chảy của kim loại xếp ngay sau nó.
Bởi sở hữu khả năng chịu nhiệt cực đỉnh, Volfram được sư dụng trong các ngành công nghiệp điện, làm dây tóc bóng đén, ống đèn tia cực âm, thiết bị sưởi, vòi phun động cơ tên lự, sợi ống chân không và nhiều ứng dụng yêu cầu chất liệu chịu được nhiệt độ cao.
Qua bài viết, Gia Công Thanh Phát giúp bạn hiểu rõ hơn về nhiệt độ nóng chảy của inox và sắt thép, đồng, kẽm cùng nhiều kim loại khác, từ đó giúp bạn dễ dàng ứng dụng và sử dụng kim loại một cách hiệu quả.