Động cơ băng tải là thành phấn thiết yếu của mọi hệ thống băng tải công nghiệp, cung cấp năng lượng để di chuyển hàng hoá, vật liệu một cách hiệu quả. Chọn đúng loại động cơ băng tải giúp hệ thống vận hành ổn định, trơn tru, phát huy tối đa công suất và tiết kiệm chi phí.
Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp các thông tin quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn động cơ băng tải.
Động cơ băng tải là gì?
Động cơ băng tải, hay motor băng tải là thiết bị cung cấp động năng cần thiết để di chuyển băng tải và các vật liệu trên đó, cho phép vận chuyển vật liệu từ điểm này sang điểm khác.
Động cơ băng tải đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu suất và độ ổn định của hệ thống băng tải, có thể sử dụng nguồn điện xoay chiều hoặc một chiều tuỳ vào yêu cầu của từng ứng dụng.

Cấu tạo động cơ băng tải gồm những gì?
Dưới đây là các bộ phận chính của động cơ băng tải, cấu trúc và độ phức tạp tuỳ thuộc từng loại động cơ.
- Lõi động cơ: Là phần cố định của động cơ, có nhiệm vụ tạo ra từ trường quay và truyền lực cho trục động cơ.
- Vỏ bọc: Bảo vệ các bộ phận bên trong của động cơ khỏi bụi bẩn, nước, các vật thể, thường trang bị bộ làm mát động cơ để đảm bảo hoạt động ổn định.
- Trục động cơ: Kết nối rotor với tải (thường là một puli hoặc hộp số trên hệ thống băng tải), truyền lực từ động cơ đến con lăn hoặc bánh xích của băng tải.
- Hệ thống điều khiển: Điều khiển các hoạt động của động cơ (khởi động, dừng, thay đổi tốc độ, đảo chiều) để đáp ứng nhu cầu vận hành linh hoạt.
- Hộp đấu nối: Nơi kết nối nguồn điện đến với động cơ, đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho động cơ hoạt động hiệu quả.
Nguyên lý hoạt động của động cơ băng tải
Động cơ băng tải hoạt động dựa trên nguyên tắc tương tác giữa từ trường và điện từ. Khi nguồn điện được cung cấp cho động cơ, các cuộn dây trong lõi động cơ (stator) tạo ra từ trường quay. Từ trường này tác động lực lên các nam châm trên rotor, làm cho rotor quay. Trục động cơ gắn liền với rotor truyền chuyển động quay này đến puli hoặc hộp số, dẫn đến chuyển động của băng tải.
Cụ thể:
– Cấp điện: Khi người dùng bật công tắc hoặc khởi động hệ thống băng tải, điện năng sẽ được cung cấp cho động cơ.
– Tạo từ trường: Các cuộn dây trong stator được kích hoạt bởi dòng điện, tạo ra từ trường quay.
– Lực tác động lên rotor: Từ trường quay của stator tương tác với các nam châm vĩnh cửu trên rotor, tạo ra mô-men xoắn.
– Chuyển động quay: Mô-men xoắn tác dụng lên rotor, khiến nó quay theo hướng từ trường.
– Truyền động: Trục động cơ gắn liền với rotor truyền chuyển động quay này đến puli hoặc hộp số.
– Chuyển động băng tải: Puli hoặc hộp số truyền chuyển động quay sang băng tải, khiến nó di chuyển theo chiều mong muốn.
⇒ Có thể bạn quan tâm:
- Dịch Vụ Gia Công Băng Tải Inox
- Băng Tải Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động, Phân Loại Và Ứng Dụng
- Bản Vẽ Khung Băng Tải Chi Tiết
- Phụ Kiện Hệ Thống Băng Tải Tiêu Chuẩn Gồm Những Gì?
Phân loại động cơ băng tải
Có thể phân loại động cơ theo các tiêu chí khác nhau như:
Theo nguồn điện
Động cơ AC (Dòng điện xoay chiều)
Ưu điểm:
- Loại động cơ được sử dụng rộng rãi nhất do độ bền cao, chi phí bảo trì thấp và hiệu quả.
- Thiết kế đơn giản, dễ dàng sửa chữa và bảo trì.
- Giá thành hợp lý so với các loại động cơ khác.
- Phù hợp cho các ứng dụng cần tốc độ tương đối ổn định.
Nhược điểm:
- Khả năng điều chỉnh tốc độ hạn chế hơn so với động cơ DC.
- Mô-men xoắn khởi động thấp hơn so với động cơ DC.
- Kích thước lớn hơn so với động cơ DC có cùng công suất.
Động cơ DC (Dòng điện một chiều)
Ưu điểm:
- Khả năng điều khiển: Khả năng điều chỉnh tốc độ cao, chính xác và linh hoạt.
- Mô-men xoắn: Mô-men xoắn khởi động cao, lý tưởng cho tải trọng đột ngột hoặc thay đổi.
- Kích thước: Kích thước nhỏ gọn hơn so với động cơ AC có cùng công suất.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn so với động cơ AC.
- Cần bảo trì thường xuyên hơn do cấu tạo phức tạp hơn.
- Hiệu suất thấp hơn so với động cơ AC, dẫn đến hao nhiệt và tiêu hao năng lượng cao hơn.
Theo công suất
Công suất động cơ được đo bằng đơn vị Watt (W) và thể hiện khả năng cung cấp năng lượng của động cơ. Lựa chọn công suất động cơ phù hợp phụ thuộc vào tải trọng và tốc độ băng tải mong muốn. Một số mức công suất phổ biến của động cơ băng tải bao gồm:
- Động cơ 30W
- Động cơ 60W
- Động cơ 90W
- Động cơ 120W
- Động cơ 140W
- Động cơ 250W
Loại khác
Ngoài các loại động cơ AC và DC truyền thống, còn có một số loại động cơ giảm tốc được sử dụng cho các ứng dụng đặc biệt. Động cơ giảm tốc cung cấp mô-men xoắn cao ở tốc độ thấp, phù hợp cho tải trọng nặng và yêu cầu chuyển động chậm.
Ưu điểm:
- Mô-men xoắn cao ở tốc độ thấp
- Kiểm soát tốc độ chính xác
- Hoạt động êm ái
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn so với động cơ AC và DC tiêu chuẩn.
- Kích thước lớn hơn so với động cơ AC và DC có cùng công suất.
- Hiệu suất thấp hơn so với động cơ AC, dẫn đến hao nhiệt và tiêu hao năng lượng cao hơn.
Lý do nên chọn động cơ băng tải phù hợp
Lựa chọn động cơ băng tải phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động, tuổi thọ và độ an toàn cho hệ thống băng tải. Việc chọn động cơ không phù hợp có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Hậu quả của việc chọn động cơ băng tải không phù hợp
Khi động cơ công suất thấp
- Băng tải không tải được hàng hoặc không đạt tốc độ vận chuyển mong muốn, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
- Gây quá tải cho động cơ, dẫn đến nóng máy, giảm tuổi thọ và dễ hỏng hóc.
- Tăng chi phí sửa chữa và thay thế động cơ.
Khi động cơ công suất cao
- Lãng phí năng lượng và chi phí đầu tư ban đầu.
- Gây hao mòn các bộ phận khác trong hệ thống băng tải.
- Tăng nguy cơ cháy nổ do quá tải.
Khi động cơ sai nguyên lý hoạt động
- Khó khăn trong việc lắp đặt và vận hành.
- Dễ dẫn đến mua sai các thiết bị đi kèm.
- Gây hư hỏng cho hệ thống băng tải.
- Động cơ không đạt tốc độ cần thiết.
- Giảm năng suất làm việc.
- Kéo dài thời gian hoàn thành công việc.
- Ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và doanh thu.
Hướng dẫn chọn động cơ băng phù hợp
Các yếu tố chọn lựa chính
- Động cơ phải có đủ công suất để di chuyển trọng lượng tối đa trên băng chuyền, bao gồm trọng lượng hàng hóa lẫn băng tải.
- Xác định tốc độ di chuyển mong muốn của băng tải (mét/phút) để lựa chọn động cơ và bộ truyền động phù hợp.
- Chọn động cơ có vỏ bọc phù hợp với điều kiện môi trường hoạt động (bụi bẩn, độ ẩm, nhiệt độ) để đảm bảo độ bền và hiệu quả.
- Nếu bạn cần kiểm soát tốc độ chính xác hoặc thay đổi tốc độ thường xuyên, hãy cân nhắc động cơ DC hoặc động cơ AC có bộ điều khiển biến tần.
Mẹo hay từ chuyên gia
- Sử dụng công cụ tính công suất trực tuyến hoặc tham khảo ý kiến kỹ sư để xác định công suất động cơ cần thiết chính xác.
- Lên lịch bảo dưỡng động cơ và hệ thống băng tải thường xuyên để đảm bảo hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ.
- Lắng nghe tiếng ồn, kiểm tra nhiệt độ và độ rung của động cơ để phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng.
Cách chọn động cơ băng tải chính xác nhất
Ví dụ như chúng ta đang cần chọn động cơ cho băng tải PVC. Lúc này, chúng ta cần thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định tải trọng của băng tải
Tải trọng chính là tổng khối lượng hàng hóa trên băng tải và khối lượng của dây băng. Ví dụ: khối lượng hàng hóa là 5kg, khối lượng dây băng PVC là 10kg, thì tải trọng của băng tải (W) là 15kg.
Công thức tính tải trọng:
W = m_hàng + m_dây
Trong đó:
W: Tải trọng băng tải (kg)
m_hàng: Khối lượng hàng hóa trên băng tải (kg)
m_dây: Khối lượng dây băng (kg)
Bước 2: Tính tỉ số truyền của động cơ
Tỉ số truyền là tỷ lệ giữa tốc độ vòng quay của động cơ và tốc độ vòng quay của puli.
Công thức tính tỉ số truyền:
i = N_động cơ / N_pully
Trong đó:
i: Tỉ số truyền
N_động cơ: Tốc độ vòng quay của động cơ (vòng/phút)
N_pully: Tốc độ vòng quay của pully (vòng/phút)
Bước 3: Tính moment xoắn của động cơ
Mô men xoắn là lực tác dụng lên trục quay của động cơ, làm cho trục quay.
Công thức tính momen xoắn:
Mô men đầu của puli: T1 = (µ x W x D/ 2)/ η1
Mô men đầu của hộp số: T2 = (T1 x tỉ số truyền) x η2.
Trong đó:
Hệ số ma sát : µ=0.15
Hệ số ma sát puli: η1=0.95
Hệ số ma sát hộp giảm tốc: η1=0.9
W: Tải trọng băng tải (kg)
D: Đường kính puli
Bước 4: Tính công suất của động cơ băng tải
Công suất là tốc độ thực hiện công của động cơ.
Công thúc tính công suất: P = (T x N)/ 9.55 (KW).
Trong đó:
T là mô men xoắn
N là số vòng quay
Bước 5: Chọn loại động cơ phù hợp
Dựa vào các thông số tính toán được ở các bước trên, bạn có thể lựa chọn loại động cơ phù hợp với băng tải. Một số yếu tố cần quan tâm khi chọn động cơ bao gồm:
- Động cơ phải có công suất đủ lớn để kéo tải trọng băng tải.
- Tốc độ vòng quay của động cơ phải phù hợp với tốc độ yêu cầu của băng tải.
- Mô men xoắn của động cơ phải đủ lớn để khởi động và duy trì chuyển động của băng tải.
- Kích thước động cơ phải phù hợp với không gian lắp đặt.
- Có nhiều loại động cơ băng tải khác nhau như động cơ AC, động cơ DC, động cơ servo, v.v. Mỗi loại động cơ có ưu và nhược điểm riêng, bạn cần lựa chọn loại động cơ phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Bên cạnh các yếu tố trên, bạn cũng nên quan tâm đến các yếu tố khác như:
- Giá thành động cơ là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn.
- Nên chọn động cơ của các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và độ bền.
- Nên chọn động cơ có chế độ bảo hành tốt để yên tâm sử dụng.
Ví dụ:
Giả sử chúng ta đang cần chọn động cơ cho băng tải PVC với các thông số sau:
- Tải trọng: 15kg
- Tốc độ: 9.5m/phút
- Đường kính pully: 200mm
- Số răng hộp số: 20
- Dòng điện: 3 pha – 220V – 50Hz
Áp dụng các công thức trên, ta có thể tính toán được các thông số cần thiết cho động cơ như sau:
- Tỉ số truyền: i = 9.55
- Mô men xoắn: M = 12.3 Nm
- Công suất: P = 180W
Dựa vào kết quả tính toán, ta có thể lựa chọn động cơ AC 3 pha, 0.25kW (250W) có tốc độ quay 1400 vòng/phút.
Kết luận
Để chọn đúng động cơ băng tải bạn cần cân nhắc về ứng dụng và tính toán kỹ lưỡng dựa trên các thông số thực tế. Bằng cách thực hiện theo hướng dẫn, bạn có thể dễ dàng lựa chọn động cơ băng tải phù hợp.
Nếu bạn có kế hoạch lắp đặt hệ thống băng tải mới, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0886.862.680 – 0964.192.715 (Gia Công Thanh Phát). Đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao của chúng tôi giúp bạn chế tạo bang tải, đồng thời tính toán và chọn động cơ phù hợp, hiệu quả với ứng dụng nhất!